Giấy phép lao động

Giấy phép lao động là giấy tờ chứng minh người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Vậy thủ tục hồ sơ xin cấp mới, gia hạn, cấp lại GPLĐ như thế nào? T&G LAW sẽ tư vấn cụ thể trong bài viết dưới đây.

Công ty T&G LAW là đơn vị uy tín với hơn 07 năm kinh nghiệm tư vấn hỗ trợ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Liên hệ ngay với để được tư vấn chi tiết giúp khách hàng sớm ra được kết quả mong muốn.

 

Hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động tay nghề cao là người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng. Với chính sách mở cửa của nền kinh tế quốc tế, không khó để xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài. Theo quy định, lao động là người nước ngoài tại Việt Nam muốn làm việc hợp pháp thì cần phải có giấy phép lao động (hoặc giấy miễn giấy phép lao động).

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động (viết tắt là GPLĐ) là giấy tờ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và Xã hội cấp cho người nước ngoài khi họ nhập cảnh làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Thời hạn của GPLĐ là 2 năm (24 tháng), khi hết hạn thì cần phải nộp đơn xin gia hạn nếu vẫn muốn tiếp tục công việc tại Việt Nam hoặc xin cấp mới.

Căn cứ pháp lý

  • Theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 do chính phủ ban hành: “Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam”.
  • Bộ luật lao động số: 45/2019/QH14 của  Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực ngày 01/01/2021.
  • Thông tư số: 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của bộ lao động thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam qua mạng điện tử.
  • Danh sách số: 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05/02/2015 của Bộ Y tế về việc cập nhật, bổ sung danh sách bệnh viện, phòng khám có đủ điều kiện theo thẩm quyền khám sức khỏe cho người nước ngoài khi làm thủ tục giấy phép lao động.
  • Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng về quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng về quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Thông tư số 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng về quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
  • Nghị định Số: 11/2016/NĐ-CP
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH

Đối tượng nào được cấp phép giấy lao động Việt Nam?

Theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định, đối tượng người nước ngoài được cấp giấy phép lao động Việt Nam trong những trường hợp sau:

  • Người thực hiện hợp đồng lao động
  • Người đang có nhu cầu di chuyển trong nội bộ của doanh nghiệp
  • Người thực hiện những hợp đồng hoặc là thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thể thao và y tế.
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo như trong hợp đồng.
  • Người chào bán dịch vụ
  • Người sắp làm việc cho tổ chức chính phủ của nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã được phép hoạt động theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
  • Là tình nguyện viên.
  • Là người chịu trách nhiệm thành lập sự hiện diện thương mại.
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc là lao động kỹ thuật
  • Là người sắp tham gia thực hiện các gói thầu hay dự án tại đất nước Việt Nam.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định những đối tượng có đủ năng lực để bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc và được cấp phép giấy phép lao động như sau:

  • Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà quốc gia Việt Nam đang là thành viên;
  • Các nhà thầu, thực hiện hợp đồng;
  • Các văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty, cơ quan, tổ chức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;
  • Cơ quan nhà nước, Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của Pháp luật Việt Nam;
  • Các tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục đã được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức quốc tế, văn phòng của các dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để được cấp giấy phép lao động Việt Nam?

Theo Nghị định 152[1] thì người nước ngoài muốn được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam cần đáp ứng:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đúng với quy định của pháp luật
  • Phải có sức khỏe phù hợp với công việc dự kiến làm
  • Không phải là người phạm tôi hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài.

Người nước ngoài phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc là lao động kỹ thuật, tất cả đều cần phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh theo đúng quy định tại Điều 3 của Nghị định 152, cụ thể như sau:

Đối với vị trí chuyên gia

  • Chuyên gia yêu cầu tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương
  • Người nước ngoài cần phải có xác minh kinh nghiệm tối thiểu là 03 năm làm việc ở vị trí phù hợp với vị trí công việc mà họ dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Đối với vị trí lao động kỹ thuật

  • Được đào tạo ít nhất 01 năm ở vị trí phù hợp với công việc người nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam(giấy tờ được hợp pháp hóa lãnh sự) và Có xác minh kinh nghiệm tối thiểu 03 năm tại vị trí công việc phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm việc tại Việt Nam.
  • Hoặc Có xác minh kinh nghiệm tối thiểu 05 năm tại vị trí công việc phù hợp với vị trí công việc dự kiến

Đối với chức vị giám đốc điều hành, nhà quản lý

Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành phù hợp theo quy định tại Nghị Định số 70/2023/NĐ-CP và Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, gồm 03 loại giấy tờ sau:

  • Điều lệ của công ty hoặc quy chế hoạt động của doanh nghiệp
  • Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương
  • Quyết định bổ nhiệm của doanh nghiệp cho vị trí giám đốc điều hành, nhà quản lý

Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam phải có giấy phép lao động ( trừ những trường hợp được miễn GPLĐ ). Tùy vào từng trường hợp cấp mới, gia hạn hay cấp lại, người lao động  nước ngoài cần chuẩn bị những thủ tục khác nhau.

Xin cấp mới

Đối với những người lao động nước ngoài xin cấp mới giấy phép lao động cần chuẩn bị những thủ tục giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu số 11/PLI
  • Giấy chứng nhận sức khỏe đầy đủ được cơ quan thẩm quyền cấp và có thời hạn trong 12 tháng theo Bộ Y Tế quy định
  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • Văn bản, giấy tờ chứng minh về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc liên quan
  • 2 ảnh chân dung kích thước 4×6 phông nền trắng, ảnh chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài ( trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài)
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người lao động.
  • Các giấy tờ liên quan khác nếu cần

Xin gia hạn

Trước 05 ngày ( nhưng không quá 45 ngày) khi GPLĐ được cấp hết hạn, người lao động nước ngoài cần tiến hành gia hạn giấy phép lao động. Các thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

  • Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI
  • 02 thẻ màu kích thước 4x6cm, phông nền trắng, ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
  • Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định
  • Một số giấy tờ khác theo yêu cầu để chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.

Lưu ý: Giấy tờ là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực và được hợp pháp hóa nếu bằng tiếng nước ngoài.

Xin cấp lại

Quy định tại Điều 13 Nghị định 152, người lao động nước ngoài muốn xin cấp lại giấy phép lao động cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI
  • 02 ảnh màu kích thước 4x6cm, nên trắng, lộ rõ ngũ quan
  • Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp: Trường hợp bị mất phải có xác nhận của cơ quan công an nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nếu thay đổi nội dung ghi trên GPLĐ thì phải có giấy tờ chứng minh.
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Chú ý: Các giấy tờ yêu cầu phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. Một số giấy tờ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải hợp pháp hóa sang tiếng Việt.

Địa chỉ nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

 

Đương đơn nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.

Địa chỉ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: 75 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội

Xem thêm: Địa chỉ sở Lao động – Thương binh và Xã hội 63 tỉnh thành

Thời hạn giấy phép lao động Việt Nam

Theo Điều 10 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã quy định rõ về thời hạn của giấy phép lao động tối đa không quá 02 năm. Cũng theo Nghị định này, GPLĐ sẽ được cấp theo thời hạn trong một số giấy tờ dưới đây:

  • Theo thời hạn hợp đồng lao động;
  • Theo thời hạn của công ty mẹ bên nước ngoài cử sang làm việc tại Việt Nam;
  • Theo hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác;
  • Theo hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết cung cấp dịch vụ giữa hai bên;
  • Theo thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người sang Việt Nam để đàm phàm cung cấp dịch vụ;
  • Theo thời hạn xác định trong giấy chứng nhận của các tổ chức;
  • Theo thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người sang để thành lập hiệ diện thương mại tại Việt Nam;
  • Theo thời hạn có trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
  • Theo thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

Những khó khăn khi người nước ngoài làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Thời gian để ra giấy phép lao động khá lâu

Việc xin cấp GPLĐ cho người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần theo quy trình phức tạp và chuẩn bị nhiều thủ tục khác nhau nên mất khá nhiều thời gian. Các thủ tục bao gồm:

  • Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: khoảng 10 ngày làm việc;
  • Xin lý lịch tư pháp: khoảng 10 ngày làm việc, trường hợp cần xác minh kéo dài tới 15 ngày;
  • Xin giấy phép lao động: khoảng 5-7 ngày làm việc.

Như vậy, về mặt lý thuyết, tổng thời gian để hoàn thiện hồ sơ cũng như xin cấp giấy phép lao động sẽ rơi vào khoảng từ 25 – 30 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, người lao động nước ngoài thường gặp nhiều bất cập do chưa am hiểu rõ pháp luật hành chính Việt Nam. Do đó, thời gian giải quyết có thể sẽ kéo dài hơn rất nhiều, thường dao động trong khoảng 45 – 60 ngày.

Hồ sơ, thủ tục phức tạp

Theo quy định, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, cụ thể:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu số 11/PLI;
  • Bản hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch sang tiếng Việt
  • Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc bản gốc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế (trong vòng 12 tháng)
  • Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc bản gốc Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài cấp tại Việt Nam (được cấp trong vòng 6 tháng);
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu và visa (còn giá trị) của người nước ngoài.
  • Bản hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt các văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên
  • 02 ảnh chân dung màu, kích thước 4×6, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, chụp không quá 6 tháng.
  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động sẽ phải nộp lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Cục việc làm – Bộ lao động Thương binh và Xã hội, trước đó cần xin chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trước ít nhất 15 ngày, thời gian ra kết quả chấp thuận là 10 ngày làm việc:

  • Cấp lại nếu thay đổi địa điểm làm việc thì cần nộp công văn chấp thuận trước 15 ngày, và trước 03 ngày nộp xin cấp lại giấy phép lao động, các trường hợp còn lại nộp trước 03 ngày xin cấp lại GPLĐ
  • Cấp mới thì nộp trước ít nhất 15 ngày
  • Gia hạn thì nộp trước ít nhất 05 ngày

Thời gian xử lý GPLĐ thường là 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Thời hạn giấy phép lao động tương đối ngắn

Trước đây, theo quy định, giấy phép lao động cho người nước ngoài có thời hạn lên đến 03 năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, theo quy định của luật lao động thì GPLĐ chỉ có hiệu lực tối đa là 02 năm.

Trong khi đó, nhiều công ty, doanh nghiệp lại mong muốn sử dụng lao động với thời gian lâu hơn. Sự chênh lệch giữa thời hạn giấy phép lao động và hợp đồng lao động đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong trường hợp muốn tiếp tục sử dụng lao động khi đã hết thời hạn 02 năm, doanh nghiệp, tổ chức có thể xin gia hạn giấy phép lao động với thời hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của mình nhưng chỉ được được gia hạn tối đa 01 lần và không quá 02 năm.

Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam UY TÍN 2024

Nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Để được làm việc hợp pháp tại các công ty ở Việt Nam, người nước ngoài bắt buộc phải có giấy phép lao động hoặc miễn GPLĐ.

Người lao động có thể được chấp thuận cấp giấy phép lao động hoặc không nếu thiếu giấy tờ, hoặc không chứng thực đầy đủ thủ tục hồ sơ. Như vậy, để được làm việc, người nước ngoài phải tiếp tục nộp hồ sơ cho đến khi được cấp giấy phép lao động. Việc này có thể khiến khách hàng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công việc của người lao động. Để quá trình được tiến hành thuận lợi, dịch vụ hỗ trợ là lựa chọn tốt cho khách hàng.

Trong đó, dịch vụ hỗ trợ cấp mới giấy phép lao động được nhiều khách hàng tin tưởng là T&G LAW. Công ty có thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực này, chuyên hỗ trợ người lao động nước ngoài xin cấp giấy phép lao động nhanh chóng, an toàn với tỉ lệ thành công cao. Dịch vụ chuyên nghiệp, nhân viên chăm sóc tận tình, khiến nhiều khách hàng luôn ưu tiên liên hệ với chúng tôi những lần sau.

Hàng nghìn khách hàng lựa chọn dịch vụ làm giấy phép lao động của T&G LAW nhờ những ưu thế sau:

Kinh nghiệm

Chúng tôi có trên 7 năm kinh nghiệm tư vấn và làm các dịch vụ giấy phép lao động, thực hiện thành công việc xin cấp giấy phép cho hàng nghìn khách hàng đến từ hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi nắm vững các quy định pháp lý mới nhất về giấy phép lao động, hiểu được từng trường hợp cụ thể, có thể giải đáp và tư vấn chi tiết những vấn đề khách quan tâm. Giải đáp những vướng mắc của khách hàng.

Thủ tục đơn giản

T&G LAW đã hoàn thiện quy trình làm giấy phép lao động cho người nước ngoài vô cùng đơn giản, tiết kiệm thời gian, công sức nhất, tiện lợi nhất cho khách hàng.

Chi phí minh bạch và cạnh tranh

Mọi chi phí sẽ được thông báo tới quý khách hàng và đi đến thống nhất rõ ràng trước khi cung cấp dịch vụ, và chúng tôi cam kết sẽ không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác.

Trả kết quả đúng hẹn

Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, T&G LAW sẽ cập nhật về kết quả và trả kết quả đúng hẹn để khách hàng yên tâm cũng như thuận lợi sắp xếp lịch trình công việc.

Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ về các dịch vụ khác như: gia hạn visalàm thẻ tạm trú, visa nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài.

Chúng Tôi Luôn Miễn Phí:

  • Tư vấn những quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép lao động và các dịch vụ liên quan cho người ngoài nước.
  • Hướng dẫn, chuẩn bị bộ hồ sơ chuẩn xin cấp phép lao động cho người ngoài nước trong mọi trường hợp

Đánh giá chất lượng dịch vụ, bạn nhé!

0

0 đánh giá
Chọn đánh giá Bình thường

Vui lòng điền đầy đủ thông tin.

Gửi đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *